So sánh nền phân trộn với phân viên hồ thuỷ sinh
Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề chọn phân viên hay phân trộn cho hồ thủy sinh , hãy tìm hiểu và đưa ra quyết định cho bản thân mình
Chào các bạn !
Có rất nhiều người hỏi tôi rằng phân trộn với phân viên thì loại nào tốt hơn , tại sao , và nên xài loại phân nền nào tốt nhất cho hồ thuỷ sinh . Rồi cũng có nhiều câu hỏi tương tự như vậy . Nên nay tôi làm bài viết này với chút kinh nghiệm của bản thân xin chia sẻ lại , sau đó các bạn có thể tự chọn loại phân nền phù hợp cho hồ thuỷ sinh của mình
Mục lục :
1. Định nghĩa
2. Thành phần dinh dưỡng
3. Độ tiện dụng
4. Độ bền và giá thành
5. Các vấn đề hay gặp
6. Kết luận
1. Định nghĩa
Đầu tiên chúng ta phải hiểu phân nền trộn và phân vien cho hồ thủy sinh là gì ?
- Phân nền trộn là dạng phân nền được trộn từ nhiều vật liệu khác nhau , mà thông thường người ta hay dùng là : đất sạch , đất sét , phân hóa học NPK , bột vi sinh , sơ dừa , tro , v.v… Tùy theo kinh nghiệm của mỗi người trộn mà thành phần và liều lượng khác nhau . Sau đó đem đi ủ cho hỗn hợp bớt nóng rồi bắt đầu dùng cho hồ thủy sinh . Ngoài ra để trang trí được cho hồ thủy sinh cần phải có thêm lớp sỏi phía trên để nén phân trộn không bị xì bùn lên . Thông thường những tiệm cá cảnh hay dùng phân nền trộn của mình để lắp đặt cho khách.
- Phân viên hay còn gọi là phân nền công nghiệp là loại phân chuyên dụng với công thức khác nhau của từng hãng khác nhau , chúng được nến lại thành viên như viên sỏi bằng công nghệ hiện đại, dễ sử dụng và không tan trong nước . Thông thường phân viên thủy sinh có màu đen , có nhiều loại thì cho ra màu nâu , độ dinh dưỡng thì tùy từng loại và được bán rộng rãi mọi nơi
2. Thành phần dinh dưỡng :
- Phân trộn : tùy mỗi người có công thức khác nhau. Nhưng đặc điểm chung của nền trộn sử dụng trong hồ thủy sinh là khá cao , cây bắt dinh dưỡng tốt , thậm chí tốc độ phát triển của cây cũng rất lẹ . Những trại nuôi trồng cây thủy sinh hay sử dụng nền tự trộn để sản xuất ra cây rất lẹ
- Phân viên: Dinh dưỡng nhả ra trong hồ thủy sinh từ từ , tùy hãng có nồng độ dinh dưỡng cao hay thấp , thời hạn cho ra dinh dưỡng tầm khoản 2 năm . Có những hãng lớn như ở nước ngoài có công nghệ kiểm soát dinh dưỡng và pH rất tốt , có thể nuôi được những loại sinh vật khó chịu như : tép …
3. Độ tiện dụng :
- Phân trộn : Những người chơi thủy sinh lâu năm có kinh nghiệm thì mới thích xài phân trộn , vì chúng khá khó sử dụng . Để set up 1 hồ thủy sinh với phân trộn cũng cần kỹ thuật cao , nếu không khéo dễ bị xì nền hoặc dư dinh dưỡng . Ngoài ra việc thay đổi cây thủy sinh trong hồ với nền trộn cũng khó khăn , có những loại cây ăn rễ sâu xuống nền mà mỗi lần nhổ lên thì lại mang theo nhiều bùn đất rất khó chịu. Đặc biệt đối với hồ thủy sinh dùng nền trộn mỗi lần xúc bỏ nền thay đổi bố cục hay trang trí lại thì cả một cực hình .
- Phân viên : dễ sử dụng , người mới tập chơi cũng có thể dùng dễ dàng . Đổ phân viên vô hồ thủy sinh rồi cứ trồng cây thoải mái , có thể tùy chỉnh bố cục hay thay đổi vị trí vật dụng trong hồ mà không sợ điều gì . Ngoài ra bạn có thể mua phân viên ở bất cứ địa chỉ cửa hàng thủy sinh nào .
Có thể nói về độ tiện dụng thì phân viên hơn hẳn phân nền trộn cho hồ thủy sinh
4. Độ bền và giá thành :
- Phân trộn : Giá rẻ , nếu tự tay làm thì khoản 3.000 vnd / kg . Nếu mua ở ngoài tiệm thì khoản 10.000 vnd / kg . Độ bền tùy nơi sản xuất
- Phân viên : Giá tùy hãng lớn nhỏ , dao động từ 25.000 vnd / kg đến 80.000 vnd / kg đối với phân viên thủy sinh nhập nước ngoài . Độ bền khoảng 2 năm
5. Các vấn đề thường gặp :
- Phân trộn :
+ Nền nóng : do nồng độ dinh dưỡng cao , hoặc phân không được ủ tốt thì nền dễ bị nóng (dư thừa dinh dưỡng) , nên có vài loại cây thủy sinh không trồng được trong mấy tháng đầu .
+ Bị xì nền : đây là trường hợp dễ thấy nhất khi xử dụng phân trộn . Nước trong hồ thủy sinh sẻ bị đục hoài do hiện tượng xì nền với nhiều nguyên nhân khác nhau .
+ Dơ : chắc chắn là sẻ rất dơ , vì bạn cứ nghĩ thử xem ngoài đất sạch còn có bùn , đất sét rồi nhiều chất khác tạo thành hỗn hợp dễ tan trong nước thì nó sẻ như thế nào . Tương tự như bạn lấy bùn dưới sông lên và nó dơ như vậy
- Phân viên :
+ Giá thành cao : nhiều bạn cho rằng giá phân nền hơi cao , nhưng theo tôi thì nó hợp lý rồi
+ Bị bễ : có vài loại phân nền của hãng khác nhau sau khi sử dụng một thời gian thì phân bị bể vụn ra tạo thành bụi nhiều
+ Bạc màu : Lúc đầu nó màu đen, xài lâu ngày hạt phân chuyển sang màu nâu , do công nghệ từng hãng mà chất lượng khác nhau
6. Kết luận :
Tóm lại , bạn muốn sử dụng phân nền nào cũng được . Nhưng hãy lựa chọn kỹ , có thể tiết kiệm tiền , hoặc tiết kiệm thời gian công lao chăm sóc, đó là cách bạn chơi thủy sinh . Đối với tôi thì với phân nền trộn hay phân viên cho hồ thủy sinh nào cũng có cái hay riêng của nó . Tùy theo kinh nghiệm của mỗi người mà lựa chọn cái thích hợp nhất cho mình .
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem nhiều tin tức hay sản phẩm được cập nhật mỗi ngày vào đây nhé...